Văn hóa Nhật Bản luôn là điểm thu hút trong mắt các du khách ngoài nước. Không chỉ nghiêm ngặc trong lễ nghi, những truyền thống mang đạm bản sắc văn hóa của đất nước mặt trời mọc cũng vô cùng thú vị. Vậy, tại sao văn hóa của đất nước xinh đẹp này lại hấp dẫn du khách đến vậy? Cùng dulichnhatban.net.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản

Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII, Văn hoá trà đạo ở Nhật Bản đã trở thành một nghệ thuật uống trà cũng như là một nét đặc trưng của văn hoá Nhật Bản. Với chúng ta đó chỉ là một cốc trà xanh bình thường nhưng với người Nhật cốc trà này lại vô cùng quý giá bởi nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn.

Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản

Người Nhật tin rằng, thông qua việc uống trà và thưởng thức trà đạo, họ có thể tìm ra những giá trị tinh thần vốn có của chính bản thân mình. Tinh thần của trà đạo được nói đến thông qua bốn chữ: “hoà”, “kính”, “thanh”, “tịch”. Trong đó, “Hoà” chính là là hoà bình; “Kính” là tôn trọng cấp trên, thương yêu gia đình, con cái; “thanh” là thanh tịnh, tinh khiết; và “tịch ’ – giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

Trang phục truyền thống Kimono

Trang phục truyền thống Kimono

Trong tiếng Nhật, “kimono” có nghĩa là: “đồ để mặc“, hoà phục đôi khi cũng có các tên gọi là y phục Nhật, đây là là thứ quần áo truyền thống của Nhật Bản. Kimono đã được người Nhật sử dụng xuyên qua mấy trăm năm. Ngày nay, với quá trình hội nhập quốc tế do nhu cầu cuộc sống nên Kimono không còn được sử dụng mặc hằng ngày như lúc trước mà chủ yếu chỉ được sử dụng cho những dịp lễ tết, trong bữa tiệc hoặc các sự kiện. Ở Nhật, phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn đàn ông vì chúng có màu và hoa văn nổi bật. Trong khi đó, kimono dành cho nam giới lại không có hoa văn và màu tối hơn.

Văn hóa uống rượu Sake Nhật Bản

Văn hóa uống rượu Sake Nhật Bản

Nhắc tới Nhật Bản, chúng ta chắc hẳn ai cũng đều biết đến thứ rượu truyền thống có từ xa xưa của xứ sở mặt trời mọc đúng không nhỉ. Đó chính là món rượu sake. Rượu sake là một loại rượu nhẹ truyền thống làm bằng lúa mạch qua các giai đoạn lịch sử của người Nhật và đi cùng với rất nhiều quy tắc. Dựa theo từng giai đoạn khác nhau mà người Nhật cũng sẽ nấu những thứ rượu khác nhau.

Trong văn hoá Nhật Bản, người trẻ phải rót rượu cho người lớn tuổi nhất trước va khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn cần phải cầm cốc rượu bằng 1 tay và tay kia đặt phía dưới cốc để thực hiện phép lịch sự.

Văn hóa giao tiếp của người Nhật

Trong văn hoá giao tiếp truyền thống, người Nhật cũng có những quy tắc và lễ nghi mà tất cả mọi người cùng phải tuân theo. Đặc biệt, mọi lời chào của người Nhật đều cùng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng. Dựa theo địa vị xã hội và mối quan hệ cá nhân với người được giao tiếp mà người Nhật có những quy tắc và lễ nghi cũng như việc cúi chào rất khác nhau.

Văn hóa giao tiếp của người Nhật

Đầu tiên là kiểu cuối chào bình thường.Trong cách chào này, thân người cúi thấp 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào phải đưa hai tay nằm xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15 cm.

Tiếp theo là kiểu chào Saikeirei. Kiểu chào này thường được sử dụng trước bàn thờ trong một số đền của Thần đạo và chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. Để thự hiện kiểu cúi chào Saikeirie, chúng ta cúi một cách chậm rãi và thật thấp để tỏ lòng tôn kính trước.

Cuối cùng là kiểu khẽ cúi chào. Ở cách chào này, thân và đầu phải cúi trong khoảng một giây và hai tay đặt bên hông. Người Nhật cũng chào nhau nhiều lần trong ngày, tuy nhiên nếu lần đầu thì nên chào to còn các lần sau chỉ cần nhẹ nhàng cúi chào.

Tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản

Tinh thần võ sĩ đạo như một lý tưởng và một lối sống tràn đầy sức mạnh, ý chí mà người Nhật luôn hướng đến. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được các đức tính như: Mạnh mẽ, can đảm, khiêm tốn, lễ phép, tự kiềm chế bản thân, lòng dũng cảm và danh dự.

Nhờ vào các đức tính trên, nên từ một nước nghèo ở Đông Á phải gánh chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ 2 và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những nước có nền khoa học và kinh tế phát triển nhất thế giới.