Văn hóa trà đạo Nhật Bản không chỉ đơn thuần là một hình thức thưởng trà mà nó còn chứa đựng cả tinh hoa nghệ thuật của nhân loại.

Người châu Á nói chung đa phần đều có sở thích uống trà, mỗi quốc gia sẽ có văn hóa thưởng thức trà theo những cách khác nhau. Riêng ở Nhật Bản, văn hóa trà đạo từ lâu đã trở thành một loại hình nghệ thuật đặc sắc được người dân lưu truyền mãi cho đến hiện tại, và nó cũng là một biểu tượng đặc trưng mỗi khi nhắc về nền văn hóa “xứ sở hoa anh đào”.

Lịch sử văn hóa trà đạo

Theo ghi chép, vào thế kỉ 12, những hạt trà đầu tiên được một vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215) sang Trung Hoa để tham vấn học đạo mang về. Ông cũng là tác giả của cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” với nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan đến thú vui thưởng trà.

Từ đó, cùng với công dụng thư giãn tinh thần đặc biệt của hương trà đã thu hút rất nhiều người Nhật biết đến thú vui thưởng trà này. Dần dần, người Nhật cải tiến, kết hợp với tinh thần Thiền của Phật giáo nâng cao nghệ thuật thưởng trà và phát triển thành Trà đạo.

Trà đạo Nhật Bản được nhiều người biết đến là một loại hình nghệ thuật thưởng thức trà lâu đời với nhiều nét độc đáo. Trà đạo không chỉ đơn thuần là uống trà mà còn là sự tỉ mỉ, nghệ thuật trong từng công đoạn chuẩn bị, các bước pha trà và thưởng trà.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản – Loại hình nghệ thuật đặc sắc

Nguyên tắc trong văn hóa trà đạo

Trà đạo có 4 nguyên tắc cơ bản là Hòa – Kính – Thanh – Tịnh. Trong đó:

Hòa: sự hòa hợp, hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa người uống trà với người pha trà và các dụng cụ pha trà.

Kính: sự tôn kính đối với con người và vạn vật, sự tri ân cuộc sống.

Thanh: tấm lòng thanh tịnh trong và sau khi thưởng trà.

Tịch: sự tịnh tâm trong tâm hồn trong khi thưởng trà.

Không gian thức thưởng trà

Đới với người Nhật, trà đạo là một hình thức thưởng trà để thư giãn tinh thần. Vì vậy, người Nhật sẽ có phòng trà riêng để ngồi thưởng trà. Phòng trà là nơi thanh tịnh được trang trí đơn giản, hướng đến sự hòa hợp với thiên nhiên và mang một không khí ấm áp, nhẹ nhàng, thanh tao.

Không gian thưởng thức trà đạo yên tĩnh hòa hợp với thiên nhiên

Các bước thưởng thức trà đạo Nhật Bản

Người Nhật sẽ tiến hành pha trà bắt đầu từ việc đun nước pha trà bằng lò than đến độ sôi khoảng 80-90 độ C để nước trà có màu đẹp mắt.

Tiếp theo là làm ấm dụng cụ pha trà và chén uống trà. Chén uống và ấm phải được trắng bằng nước sôi, sau đó sẽ lau khô bằng khăn sạch.

Kế tiếp là pha trà, trà thường pha 2-3 lần. Lần 1 pha với nước ở 60 độ C để trà ngấm trong 2 phút. Lần 2 pha với nước nóng ở 80 độ C trong khoảng 30-40 giây, lắc nhẹ và rót ra chén. Lần 3 cũng tương tự như lần 2 nhưng pha trà ở 90 độ C.

Rót trà chính là bước tiếp theo trong quá trình pha trà. Trước khi mời khách, người rót sẽ rót lần lượt vào khoảng 1/3 chén. Sau đó sẽ rót lần thứ hai theo chiều ngược lại. Mỗi lần rót đều ngược nhau cho đến khi đầy chén, đây là cách để vị trà ở mỗi chén không bị đậm nhạt khác nhau.

Cuối cùng là uống trà, trước khi thưởng trà người Nhật thường sẽ ăn bánh ngọt. Sau khi đã ăn hết bánh trong miệng, người Nhật mới uống trà để có thể cảm nhận trọn vẹn hương bị ngọt thanh của trà.

Người Nhật thưởng thưởng thức trà đạo cùng với bánh ngọt

Ý nghĩa văn hóa trà đạo Nhật Bản

Ý nghĩa đích thực của trà đạo trong văn hoá Nhật Bản là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”. Bên cạnh việc thưởng trà, trà đạo còn là hình thức làm sạch tâm hồn, cảm nhận sự bình dị, gần gũi từ thiên nhiên qua những tách trà. Có thể nói, trà đạo là một phần thể hiện phong cách sống của người Nhật Bạn từ ngày xưa cho đến nay.

Trên đây là những thông tin về nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích cũng như khám phá du lịch Nhật Bản thêm nhiều điều mới mẻ về đất nước xinh đep này.