Là một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời, ở Nhật hằng năm tổ chức rất nhiều lễ hội khác nhau thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Nhật Bản tham quan.
Các lễ hội ở Nhật đều mang đậm bản sắc và nét đẹp văn hóa của người phương Đông, mỗi một lễ hội đều có những hoạt động khác nhau và mang một ý nghĩa, màu sắc rất riêng biệt. Đây chính là điểm thú vị mà rất nhiều khách du lịch lựa chọn đến Nhật vào thời điểm những mùa lễ hội đang diễn ra vì du khách có thể hòa mình vào những hoạt động trong ngày lễ cũng như khám phá nét văn hóa độc đáo của người Nhật.
Bạn đang xem: Khám phá 5 lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Nhật Bản
Dưới đây là 5 lễ hội truyền thống đặc sắc mà bạn có thể tham khảo nếu muốn du lịch Nhật Bản vào mùa lễ hội.
Lễ hội hoa anh đào Hanami
Hằng năm, vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 nước Nhật như được bao phủ bởi những tán hoa anh đào nở rộ. Lễ hội hoa anh đào Hanami cũng được bắt đầu và thường diễn ra trong khoảng 10 ngày. Đây là lễ hội lâu đời và cũng là lễ hội thu hút lượng khách du lịch đông đảo đến Nhật Bản. Bởi vào dịp lễ này, du khách sẽ được ngắm hoa, thưởng hoa và tha hồ “sống ảo” dưới tán cây anh đào.
Xem thêm : Oshougatsu – Tết truyền thống Nhật Bản
Đối với người Nhật, họ thường ngồi quay quần cùng nhau ca hát, nhảy múa, tổ chức tiệc tùng dưới tán cây. Đây còn là niềm tự hào của người Nhật, là khoảng thời gian đặc biệt mà chỉ có ở đất nước này.
Lễ hội mừng năm mới Oshogatsu
Oshogatsu là một trong những lễ hội đặc sắc trong năm ở Nhật Bản. Khác với những nước châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,.. đón năm mới theo lịch âm, còn ở Nhật Bản sẽ tổ chức mừng năm mới vào ngày 1 tháng 1 dương lịch. Đây được xem là lễ hội lớn nhất Nhật Bản, diễn ra trong 3 ngày từ ngày 1 đến ngày 3, và người Nhật thường dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa từ ngày 8/12 đến ngày 12/12.
Giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Oshogatsu ở Nhật cũng diễn ra các nhiều hoạt động ăn mừng khác nhau như đi chùa, gia đình quay quần ăn bữa cơm tất niên với những món truyền thống, phong tục lì xì đầu năm cho các em nhỏ và những trò chơi dân gian như Hanetsuki (cầu long truyền thống), Takoage (thả diều),…
Lễ hội Gion
Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất Nhật Bản diễn ra trong suốt tháng 7. Lễ hội Gion có lịch sử lâu đời và có ý nghĩa rất đặc biệt với người dân Nhật vì đây là lễ hội cầu mong sức khỏe , xua đuổi dịch bệnh và thiên tai. Gion được tổ chức tại đền Yasaka với những hoạt động sôi nổi, thu hút khách du lịch.
Xem thêm : Top 5 lễ hội diễn ra vào tháng 6 tại Nhật Bản
Khi đến Nhật vào thời điểm này, du khách sẽ được tham gia vào lễ diễu hành Yamaboko Yunko vào ngày 17/07 qua các con phố nào nhiệt của thành phố Kyoto. Ngoài ra, du khách còn được tham gia các hoạt động vui chơi như Lễ dựng kiệu Hoko và Yama, nghi thức thanh tẩy Mikoshi,.. thưởng thức những món ăn truyền thống của Nhật Bản như takoyaki (bạch tuột viên), taiyaki (bánh cá nướng),…
Lễ hội đèn lồng Obon
Lễ hội đèn lồng Obon hay được xem là Đại lễ Vu Lan báo hiếu ở Nhật. Đây chính là dịp để con cái đoàn tụ với gia đình để bày tỏ lòng hiếu thảo, tri ân đến ông bà, cha mẹ. Obon thường được diễn ra vào tháng 7 và được tổ chức khác nhau ở mỗi vùng miền. Người Nhật sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vào những ngày đầu tiên sẽ treo và thắp đèn lồng trước cửa nhà, đi viếng thăm và dọn vệ sinh lăng mộ người thân quá cố.
Vào ngày cuối cùng, người Nhật sẽ đem lồng đèn đến thả ở các con song, hồ, biển để đưa tiễn những linh hông của người quá cố về thế giới bên kia. Bên cạnh đó, vào ngày này người Nhật còn đốt pháo hoa, vì vậy nếu đi du lịch vào dịp lễ này du khách sẽ được ngắm cả những chiếc đèn lồng lung linh trên mặt nước và cả những chùm hoa rực sáng trên bầu trời.
Lễ hội sao Tanabata
Lễ hội Tanabata còn được gọi là lễ Thất Tịch ở Nhật bởi nó bắt nguồn từ lễ Thất Tịch ở phương Đông và diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào dịp lễ này, người Nhật sẽ viết những điều ước, cầu mong vụ mùa bội thu hoặc viết dưới dạng thơ lên trên tanzaku (đoản sách) hay những mảnh giấy nhỏ đầy màu sắc và treo trên cây tre ước nguyện. Đây là dịp lễ thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước cũng là dịp để người dân tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên đã qua đời vì thiên tại và ước mong một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
Nguồn: https://dulichnhatban.net.vn
Danh mục: Văn hóa